Nhiều bà bầu bị ám ảnh với tình trạng thiếu sắt thường gặp trong thai kỳ nên ra sức nạp thật nhiều khi mang thai. Nhiều mẹ có kết quả xét nghiệm máu bình thường, đã uống các loại vitamin bà bầu rồi, thấy bác sĩ ở bệnh viện kê thêm sắt lại mua về uống tiếp mà không nắm rõ lượng sắt hợp lý nên bổ sung vào cơ thể mình. Vậy hậu quả của việc dư sắt trong cơ thể là gì?
Khi lượng sắt được nạp vào cơ thể vượt quá mức cần thiết sẽ làm tăng lượng sắt trong máu, mang lại cho bạn nguy cơ các bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc mất cân bằng oxi hóa (một tình trạng mất cân bằng của cơ thể có thể dẫn đến hiếm muộn, tiền sản giật hay sảy thai , và cũng liên quan đến các bệnh cao huyết áp, tim mạch và suyễn). Cơ thể mẹ nếu dư sắt có thể bị nhiễm sắt ở một số bộ phận như gan, khiến gan bị xơ cứng như đá, hoặc gây sạm da. Dư sắt cũng làm tăng nồng độ sắt tự do trong máu thai nhi.
Trước mắt, lượng sắt dư thừa trong cơ thể có thể gây cho bạn một số vấn đề khó chịu, thường gặp nhất là táo bón, đau bao tử, buồn nôn.
Khi thấy những dấu hiệu khó chịu này, tùy vào kết quả xét nghiệm máu mà bạn cần những thay đổi trong chế độ bổ sung sắt của mình:
– Nếu không bị thiếu máu, hãy chuyển sang loại thuốc bổ sung có ít sắt hơn, hoặc bỏ bớt các viên bổ sung sắt. Các bác sĩ ở bệnh viện thường chỉ định thuốc bổ sung theo thói quen, do đó bạn cần nói rõ với bác sĩ về những loại thuốc khác bạn đang dùng, lượng sắt cần bổ sung so với xét nghiệm máu của bạn và các vấn đề khó chịu mà bạn nghi là do dư sắt. Elevit có hàm lượng sắt và acid folic chuẩn nhất trong các loại vitamin tổng hợp do đó nếu bạn không bị thiếu máu thì thông thường không phải bổ sung thêm. Hãy trao đổi kĩ với bác sĩ nếu bạn đang dùng Elevit nhé.
– Nếu bị thiếu máu, bạn có thể thử dùng loại thuốc bổ sung ít sắt trước rồi tăng dần lên, chia nhỏ lượng thuốc thành nhiều lần trong ngày. Bạn có thể uống ngay trước khi ngủ để giấc ngủ giúp bạn cảm thấy bớt khó chịu khi các triệu chứng xuất hiện. Nếu bị táo bón, hãy uống thêm nước nho, nước dâu/quả mâm xôi, đậu đen hoặc nước mía (thận trong khi uống nước mía nếu bạn có vấn đề về đường huyết hoặc gia đình có tiền sử tiểu đường) để cung cấp nước, đồng thời các loại trái cây này cũng rất giàu sắt.
*** Cần lưu ý là khi uống viên bổ sung sắt thì phân có thể có màu đen, đây là hiện tượng bình thường và không có hại.