Chuẩn bị gì cho thai nhi 36 tuần tuổi?

Thai nhi 36 tuần tuổi là giai đoạn khá quan trọng mà các mẹ bầu cần hiểu rõ để theo dõi thai nhi phát triển như thế nào và có kế hoạch chuẩn bị chu đáo cho việc chuẩn bị “lâm bồn”.

Những triệu chứng mang thai 36 tuần

Những triệu chứng mang thai 36 tuần xuất hiện phổ biến nhất là:

– Thai nhi đạp ít hơn

– Ợ nóng, khó tiêu

– Đầy hơi

– Táo bón

– Đi tiểu thường xuyên

– Dịch âm đạo nhiều

– Ngứa da bụng

– Sưng phù chân tay

– Mất ngủ

– Bản năng làm tổ: Thích dọn dẹp nhà cửa.

Thai nhi 36 tuần tuổi có cân nặng khoảng 2,6 – 2,8 kg (như một quả dưa vàng) và chiều toàn thân đạt khoảng 47cm (chiều dài từ đầu đến mông khoảng 33 -34 cm).

Thời điểm này, lông tơ xuất hiện trên da của bé bắt đầu rụng dần cùng với bã nhờn. Bã nhờn là một chất kem khá dày để bảo vệ da thai nhi trong khi ngâm trong nước ối chín tháng. Bã nhờn và dịch ối kết hợp với nhau tạo thành phân của thai nhi.

Một trong những giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi là sự hoàn thiện của phổi và hệ hô hấp. Nếu bị đẻ non, trẻ rất dễ mắc phải hội chứng suy hô hấp ngay từ khi mới sinh. Trong trường này là do phổi phát triển không hoàn thiện, thai nhi không có khả năng tự thở mà cần có sự hỗ trợ của máy trợ thở, bình ôxy. Vì vậy, ở tuần 36, hệ thống phổi và hệ hô hấp của bé cũng dần hoàn thiện.

Ở tuần 36 thai kỳ, khuỷu tay, chân và đầu bé có thể nổi lên trên bụng của người mẹ khi bé “vươn vai” hay chuyển động. Khuôn mặt bé trông khá bầu bĩnh, một phần do các lớp mỡ và một phần do sự phát triển mạnh của các cơ mút.

Tóc bé có thể mọc dài đến 5 cm. Các móng tay, móng chân của bé cũng rất dài, vì thể bạn có thể sẽ phải cắt móng tay cho bé khi bé vừa mới chào đời.

Lúc này thành tử cung và thành bụng bạn đang giãn hết cỡ, ngày càng mỏng hơn, đây là cơ hội để bé học hỏi và làm quen với nhịp sinh học ngày và đêm do ánh sáng đã có thể xuyên qua thành bụng chút ít. Thai nhi cũng bắt đầu đùa nghịch với các ngón tay, chân. Thận đã phát triển hoàn thiện và gan cũng đã bắt đầu thực hiện chức năng lọc thải.

Đến cuối tuần này, con bạn sẽ gần như được coi là đủ tháng. Đủ tháng nghĩa là bé được từ 37 – 42 tuần. Tất cả những bé sinh trước 37 tuần là thiếu tháng và sau 42 tuần là già tháng.

Bạn sắp sinh em bé?

Một số bà bầu có thể sẽ sinh luôn trong tuần này. Nếu bạn cảm giác như thai nhi không có thêm sự phát triển gì, và các triệu chứng còn giảm dần nữa, thì hãy coi như đó là vì cơ thể bạn đang tập quen dần với thực tế là bạn sắp hết mang thai. Ở một số bà bầu, nút màng nhầy ở cố tử cung biến mất, và họ coi đó là dấu hiệu mình sắp chuyển dạ đến nơi. Thực ra thì, nút nhầy này có thể biến mất hàng mấy tuần trước lúc em bé ra đời, thế nên bạn cũng đừng phấn khích quá khi thấy hiện tượng này.

Hãy chốt lại danh sách tên cho em bé, và hãy vẫn sẵn sàng xem xét những cái tên mới. Nếu bạn là người hay hoài niệm, hãy nhớ lại những cái tên trong gia phả, và có thể chọn một cái tên của một ai đó. Nhưng cũng cần phải nhớ rằng cuộc sống thay đổi rất nhiều cùng thời gian, những cái tên được cho là sang quý ở thế kỷ 19 có khi nghe lại hơi kỳ cục ở thời điểm hiện tại.

 

Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần này

 –   Bạn cảm giác và thấy rõ mình to ra, và biết rằng cái bụng bầu là bộ phận đầu tiên trên cơ thể mình nhoài qua cửa khi bạn bước vào một căn phòng. Đã mấy tuần rồi bạn không còn nhìn thấy chân mình, và phần dưới bụng bầu cứ như thể không hề tồn tại vậy.

 

–  Bây giờ, tìm được áo quần vừa vặn cũng không dễ nữa, kể cả những chiếc “trung thành” nhất với bạn trông cũng như chực bung chỉ. Hãy sáng tạo một chút, và hãy mượn áo quần từ những người bạn đã có con rồi. Đó cũng là việc bình thường ở những tuần cuối này.

 

–   Tìm được một tư thế nằm thoải mái thì dường như là điều không thể. Nằm sấp thì chắc chắn là không được, mà nằm ngửa thì không tốt cho cả bạn và bé; lý do là một trong các mạch máu chủ (tĩnh mạch chủ) sẽ bị dạ con chèn ép nếu bạn nằm tư thế này. Tư thế tốt nhất là nằm nghiêng về bên trái, chân phải co lên và đặt trên một chiếc gối.

 

–   Thời gian này, bạn nên tránh đám đông và người ốm. Không phải lúc nào cũng tránh được bệnh tật, nhưng hãy cố hết sức trong khả năng có thể. Bạn cần phải khỏe mạnh để chuẩn bị cho lúc lâm bồn, và cũng cần phải duy trì nguồn sức lực dữ trữ của mình nữa.

 

–   Bàn chân và mắt cá chân của bạn trông cứ như lẫn vào nhau. Điều này thực sự không có gì đáng buồn cười. Sưng tấy như vậy quả rất khó chịu. Có thể bạn đã phát ngấy việc phải mang mỗi một đôi giày ngày này qua ngày khác, nhưng cũng đừng lấy vậy làm phiền. Sau khi sinh con, đa phần các bà mẹ đi tiểu tiện rất nhiều, nghĩa là họ đang loại bỏ một lượng lớn các chất lỏng trong cơ thể qua đường tiểu. Bạn đừng nên mua giày ngay bây giờ; bàn chân của bạn sẽ sớm hết phù nề thôi.

 

–   Ngực của bạn có thể đang ra càng nhiều sữa non hơn, đến mức phải dùng miếng thấm thường xuyên. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đây, thì điều này lại càng bình thường. Cho dù bạn cảm thấy hai bầu ngực thật nặng nề và khó chịu, hãy nghĩ rằng chúng đang làm một công việc rất quan trọng, đó là sản sinh sữa để nuôi con bạn.

 

Những thay đổi tâm lý

 

–   Bạn hãy dành những khoảng thời gian ngồi thiền và thư giãn trong tĩnh lặng. Những công việc chuẩn bị phải làm quá gấp có thể khiến những bà mẹ tháo vát nhất cũng phải mất bình tĩnh; vậy nên, hãy dành cho mình những khoảng lặng như vậy để tập trung vào những gì quan trọng nhất. Đi tiệm mát-xa trị liệu, tham gia lớp Yoga dành cho bà bầu, đi bơi, hoặc đi bộ từng quãng dài là những cách để bạn giúp đầu óc mình thảnh thơi.

 

–   Có thể bạn đang có chút mặc cảm có lỗi với mấy bé lớn nhà bạn, vì bạn chuẩn bị sinh ra một thành viên gia đình mới và làm xáo trộn cuộc sống của chúng. Bạn có thể đang tự hỏi làm thế nào bạn yêu đứa con sắp tới của mình nhiều như những đứa bạn đang có đây. Đừng lo lắng phiền muộn về những khả năng khó mà xảy ra. Một cách tự nhiên, bạn sẽ yêu thương em bé rất nhiều.

 

–   Hãy mua sắm một vài thứ mới cho bé, cho dù bạn có thấy là bé chỉ cần thừa hưởng áo quần từ anh chị mình thôi là đã khá đủ rồi. Bạn cần làm gì đó để bản thân cảm thấy là mình đã cố gắng để trân trọng em bé, đúng nghĩa là một đứa trẻ đặc biệt và duy nhất.  Hãy bảo anh chị bé viết thư cho bé. Khi mấy đứa trẻ lớn lên, những bức thư này có thể khiến chúng vui và nhớ rằng chúng cần yêu thương nhau như thế nào.

 

Lời khuyên cho mẹ bầu:

 

–   Nếu chưa đi làm hồ sơ sinh tại bệnh viện thì thời gian này đã là khá muộn, mẹ hãy đến bệnh viện đã chọn để sinh để được hỗ trợ xét nghiệm máu, nước tiểu hoàn thành hồ sơ sinh nở.

–   Mẹ đừng quá lo lắng nếu những tuần thai này thấy bé đạp ít hơn bởi tử cung mẹ chật chội cũng khiến bé khó di chuyển hơn.

 

–   Từ những tuần thai này, em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào nên chị em hãy chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc để vào viện khi có dấu hiệu sinh nở.

 

–   Hãy nói chuyện với gia đình và bạn bè, những người vừa mới có em bé gần đây. Nếu họ có những trải nghiệm hay nào đó với bác sĩ nhi của con họ, bạn cũng hãy nói những điều này với bác sĩ của bạn. Nếu bạn có bác sĩ riêng, bạn có quyền yêu cầu để được tự chọn bác sĩ nhi cho con mình.

 

–   Hãy lên danh sách những ai có thể hỗ trợ bạn khi bạn sinh con. Tuy nhiên, cần tránh việc lên kế hoạch quá cụ thể và cứng nhắc. Việc làm này sẽ giúp bạn biết rằng xung quanh mình luôn có những người quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ cả về mặt tinh thần lẫn thể chất. Chỉ cần biết như vậy bạn cũng đã cảm thấy khác lắm rồi.

 

–   Hãy để bạn đời thử chở bạn đến bệnh viện, để các bạn làm quen với lộ trình, nơi đỗ xe, biết phải làm gì nếu bạn đi sinh ngoài giờ làm việc, và những số điện thoại, thông tin quan trọng của bệnh viện mà bạn cần biết khi đi sinh.