Có phải ai cũng cần uống bổ sung thêm sắt trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh?

Các loại thuốc bổ sung sắt rất quan trọng đối với phụ nữ bị thiếu máu. Tuy nhiên, những người có chỉ số máu bình thường cũng thường có tâm lý uống thêm “cho chắc”, nhưng điều này không mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ăn uống cũng đủ bổ sung chất sắt cần thiết rồi.

Sắt là một khoáng chất có trong các loại đạm và enzyme mà cơ thể cần để khỏe mạnh. Hầu hết chất sắt trong cơ thể nằm trong hemoglobin, còn gọi là huyết sắc tố trong các hồng cầu. Hemoglobin vận chuyển ôxy đến toàn bộ mô và cơ quan. Nếu không có đủ sắt trong máu, lượng hemoglobin trong máu cũng giảm. Điều này làm giảm khả năng cung cấp ôxy cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể.

Thiếu hemoglobin còn gọi là thiếu máu. Vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, mức hemoglobin bình thường phải là 11gr/deciliter máu. Giữa tháng thứ 3 và tháng thứ 6, lượng hemoglobin có thể giảm đến 10.5gr/deciliter.

Nếu lượng hemoglobin thấp hơn mức trên, lượng sắt trong máu cũng sẽ cần được đo. Điều này giúp xác định lương hemoglobin thấp có phải do thiếu sắt không. Vì cơ thể có thể trữ một lượng sắt nhất định nên có thể tính toán được cơ thể một người đang dự trữ bao nhiêu sắt. Nếu cơ thể người đó không dự trữ tí sắt nào mà lượng hemoglobin lại bình thường thì người đó bị thiếu sắt ngầm hoặc thiếu sắt nhưng không thiếu máu.

Phụ nữ cần được kiểm tra máu nhiều lần trong suốt thai kỳ. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng sắt trong cơ thể để phát hiện sớm tình trạng thiếu máu thiêu sắt và chỉ định bổ sung sắt.

Thực phẩm nào chứa sắt?

Thông thường chúng ta bổ sung sắt bằng thức ăn. Thịt có rất nhiều sắt từ hemoglobin trong cơ thề động vật. Gan là thực phẩm có nhiều sắt nhất.

Trong khi đó, khó bổ sung sắt từ thức ăn thực vật hơn. Nhưng một số loại rau củ cũng là nguồn thực phậm giàu sắt, bao gồm ngũ cốc nguyên cám và các loại Đậu (legume). Các loại rau lá xanh như xà lách,  cải bó xôi và các loại lá gia vị như cần tây, rau mầm cũng có nhiều sắt

Những thực phẩm giàu chất sắt (xem hình)

Sat-Cho-Ba-Bau

Hiện nay cũng có các loại thuốc uống bổ sung chất sắt dưới dạng viên nén và dạng uống như thuốc Elevit cho bà bầu của hãng Bayer Úc rất tốt.

Hậu quả của việc thiếu sắt trong thai kỳ?

Thiếu máu thiếu sắt sẽ làm bạn mệt mỏi, dẫn đến kiệt sức Thiếu máu nặng cũng sẽ dẫn đến những vấn đề phức tạp trong thai kỳ. Chẳng hạn như đề kháng của người mẹ sẽ yếu đi và dễ nhiễm trùng hơn. Thiếu máu cũng làm tăng nguy cơ bé sơ sinh nhẹ cân.

Phụ nữ khỏe mạnh bình thường có chế độ ăn đầy đủ, cân bằng rất hiếm khi bị thiếu máu nặng. Thiếu máu thường xuất hiện ở những người không hoặc không thể ăn uống lành mạnh, đủ chất.

Khi nào thì nên uống thuốc bổ sung sắt?

Nhiều người có thai thì tìm uống ngay thuốc bổ sung sắt vì họ nghĩ cơ thể sẽ cần nhiều sắt hơn khi mang thai. Bác sĩ theo thói quen cũng hay kê toa bổ sung sắt dù đối với người khỏe mạnh, để phòng nguy cơ thiếu máu. Thiếu máu nhẹ thật ra không ảnh hưởng đến thai nhi.

Thiếu máu chỉ nguy hiểm khi bị nặng và kéo dài. Nếu bị chẩn đoán là thiếu máu thiếu sắt thì sẽ được kê toa bổ sung sắt liều cao.

Theo những nhà nghiên cứu ở Đức, phụ nữ có thai và cho con bú sẽ cần 30 – 60 mg sắt mỗi ngày. Người ăn chay sẽ thấy khó bổ sung lượng sắt này hơn. Vấn đề thiếu sắt sẽ được phát hiện ra ngay sau khi làm một xét nghiệm máu tiêu chuẩn.

Phụ nữ có chỉ số máu bình thường thì uống bổ sung sắt có lợi không?

Đã có hơn 60 nghiên cứu về việc sử dụng thuốc bổ sung sắt trong thai kỳ, với hơn 30,000 phụ nữ tham gia. Kết quả cho thấy phụ nữ có chỉ số máu bình thường uống bổ sung thêm 30g sắt mỗi ngày để phòng thiếu máu lại không có thêm lợi ích nào đáng kể về mặt sức khỏe cho họ hay cho em bé. Dù thuốc bổ sung sắt giúp giảm rủi ro thiếu máu, chúng không hỗ trợ gì cho việc giảm tỉ lệ sinh non hay các vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Dùng thuốc bổ sung sắt có lợi hay hại phụ thuộc vào liều dùng

Kết quả nghiên cứu sẽ hơi khác đối với phụ nữ mang thai có chỉ số máu bình thường và bổ sung thêm 60mg sắt 1 ngày. Em bé khi sinh ra thường ít bị nhẹ cân (dưới 2.5kg được coi là nhẹ cân)

–        Không uống sắt: Nếu người mẹ uống giả dược (placebo) thay vì sắt thật, tỉ lệ sinh nhẹ cân là 5%

–        Có uống sắt: Những người mẹ bổ sung thêm 60mg sắt/ngày thì có tỉ lệ sinh nhẹ cân là 4%

Nói cách khác: uống bổ sung sắt liều cao hơn giúp giảm tỉ lệ sinh con nhẹ cân là 1%. Một trong những nghiên cứu còn chứng minh rằng những người bổ sung nhiều sắt thì ít phải truyền máu trong khi sinh hơn.

Tuy nhiên bổ sung liều cao hơn 60m/ngày sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ phản ứng phụ. Do đó khi đã dùng thuốc Elevit thì không nên bổ sung thêm loại thuốc sắt nào khác, trừ trường hợp cơ địa khó hấp thụ sắt hoặc thiếu sắt bẩm sinh thì bác sĩ sẽ kê toa bổ sung thêm thuốc sắt khác. Ngoài ra không nên tự ý bổ sung thêm các loại thuốc sắt khác.

Phản ứng phụ và liều khuyên dùng

Khi quyết định liều bổ sung, chìa khóa nằm ở sự cân bằng. Không chỉ quá ít sắt mới có vấn đề – quá nhiều sắt cũng có hại. Tuy cơ thể chúng ta có thể dự trữ một lượng sắt thừa nhất định, bổ sung sắt liều cao có thể có tác dụng phụ, chẳng hạn như ảnh hưởng đến dạ dày-đường ruột như táo bón, buồn nôn, nôn và tiêu chảy, Nếu uống sắt khi bụng đói có thể làm hỏng lớp niêm mạc dạ dày. Trong các nghiên cứu, các vấn đề dạ dày-đường ruột thường xảy ra:

–        Với 3% phụ nữ chỉ dùng giả dược, so với

–        23% phụ nữ bổ sung 60mg sắt trở lên mỗi ngày

Một vài chuyên gia khuyến nghị chỉ nên uống bổ sung sắt 1-2 lần 1 tuần thay vì uống hàng ngày-  nhưng uống liều cao hơn (chẳng hạn 120mg/lần). Nghiên cứu đã cho thấy uống sắt mỗi tuần 1 lần vẫn có thể ngừa thiếu máu.

Tránh xa tầm tay trẻ nhỏ

Như các loại thuốc khác, thuốc sắt cần được giữ tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Tuy sắt “chỉ” là một khoáng chất, nếu các em bé không biết và uống quá liều cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng.