Danh sách những việc cần làm trong 9 tháng mang thai
1/ Ba tháng đầu – Từ Tuần 1 đến Tuần 12:
– Khám bác sĩ: Ngay sau khi thử thai hai vạch, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được xác nhận việc đậu thai và kiểm tra tình trạng túi thai, tính toán ngày dự sinh cũng như giúp bạn lên kế hoạch chăm sóc thai nhi.
– Đăng ký khám thai định kỳ.
Bạn cần khám thai định kỳ trong suốt thai kỳ để theo dõi tình trạng em bé thường xuyên. Lần khám tiếp theo của bạn nên vào khoảng giữa tuần 10 đến tuần 16.
– Làm các xét nghiệm và siêu âm cần thiết.
Từ tuần thứ 11, bạn sẽ được thử máu và siêu âm để kiểm tra tình trạng phát triển của em bé. Lần siêu âm đầu tiên sẽ vào khoảng giữa tuần thứ 8 và tuần 12.
– Chọn bệnh viện.
Ngay từ bước đầu tiên này hãy suy nghĩ và chọn lựa thật kĩ bệnh viện nào mình muốn được sinh và những dịch vụ mình sẽ cần sử dụng.
– Bắt đầu chế độ bổ sung vitamin Elevit hàng ngày.
Elevit có hàm lượng acid folic và sắt cao nhất trong các loại vitamin bà bầu ở Úc, và hàm lượng i-ốt đầy đủ. Acid folic đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh, sắt giúp giảm nguy cơ thiếu máu và i-ốt là một khoáng chất quan trọng cho sự phát triển não bộ của em bé.
Tốt nhất là nên uống Elevit 1 tháng trước khi bạn quyết định “thả” để có con, sau đó uống tiếp trong thai kỳ và tiếp tục khi đang cho con bú.
– Giải quyết tình trạng ốm nghén.
Nếu bạn bị nghén, nôn ói nhiều, có thể thử uống Elevit Morning Sickness Relief để giảm các triệu chứng nôn ói trong vòng 12h.
– Bỏ hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích.
Nên bỏ ngay khi có những dấu hiệu mang thai đầu tiên nếu bạn đang uống cà phê, cố gắng uống tối đa chỉ 2 ly mỗi ngày. Ngoài cà phê ra cũng cần tránh chocolate, trà, các loại nước tăng lực vì chúng đều có thành phần caffeine không tốt cho bé.
– Tập thể dục thường xuyên.
Đừng nằm ì một chỗ, hãy năng động lên và cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng ít nhất 30 phút mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ, bơi lộ, tập yoga hay pilates.
– Sắp xếp nghỉ thai sản.
Nếu đang đi làm, bạn nên bắt đầu sắp xếp công việc và tìm người bàn giao trong thời gian nghỉ thai sản, cũng như hỏi phòng nhân sự về những quyền lợi bảo hiểm thai sản của mình.
– Nếu đang nuôi mèo, bạn nên giao lại việc dọn dẹp chất thải của mèo vì trong phân mèo có vi khuẩn rất có hại cho em bé.
Bạn quan tâm: Lựa chọn thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu khoa học nhất
2/ 3 tháng giữa:
– Duy trì khám thai: bạn sẽ được thử máu vào giữa tuần 15 và 18, và siêu âm vào giữa tuần 18 và 20 để kiểm tra tình trạng thai nhi
– Lên kế hoạch đi sinh: hãy bàn bạc kế hoạch đi sinh với những người thân trong gia đình, chuẩn bị sẵn tinh thần và nhân lực cho nhiều tình huống khác nhau.
– Tham gia lớp tiền sản:
Những lớp học này sẽ cung cấp cho bạn thông tin toàn diện về chăm sóc cơ thể trong thai kỳ, hướng dẫn bạn cách thở và rặn, cũng như cách chăm sóc em bé trong những ngày đầu tiên. Lớp tiền sản cũng là cơ hội để bạn đặt câu hỏi, được giải đáp và giao lưu với những bà mẹ khác cũng cùng những mối quan tâm như mình.
– Học cách cho con bú
Việc cho con bú đúng cách trông thế chứ không hề đơn giản. Do đó hãy dành thật nhiều thời gian trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ và đúng nhất để bạn không bị lúng túng trong những ngày đầu, đảm bảo con yêu sẽ nhận được những giọt sữa mẹ đầu tiên quý giá.
– Tập Kegel:
Hãy học cách tập kegel cho vùng chậu của mình hàng ngày. Đây là bài tập rất quan trọng giúp vùng chậu sớm phục hồi sau sinh.
– Tìm người chăm sóc bé:
Đảm bảo bạn có người nhà giúp chăm sóc bé trong những tháng đầu tiên và kể cả khi bạn đi làm. Nếu không thì đây cũng là lúc nên bắt đầu tìm người giúp việc, hướng dẫn họ những sinh hoạt trong gia đình và đảm bảo bạn có thể hoàn toàn tin tưởng để họ chăm sóc cho em bé.
– Mua quần áo bầu:
Thời điểm này cơ thể bạn đã có nhiều thay đổi, quần áo có thể sẽ không mặc vừa nữa, nên hãy tranh thủ mua sắm thêm đồ bầu, quần áo lót hợp size.
3/ Ba Tháng Cuối
– Mua hoặc mượn vật dụng em bé:
Ngoài việc chuẩn bị trang trí phòng ốc cho em bé, bạn còn cần chuẩn bị cũi, chỗ thay tã, quần áo, khăn, tã, bình sữa, thau tắm cho bé và những vật dụng cần thiết khác. Hãy lên danh sách cẩn thận, một số có thể mua mới, một số có thể xin hoặc mượn lại từ người thân trong gia đình từng có em bé.
– Chuẩn bị “hành lý” vào bệnh viện:
Hãy soạn đồ vào giỏ để sẵn sàng đi sinh bất cứ lúc nào. Nếu nhà bạn gần bệnh viện thì chỉ cần đem những gì cần thiết nhất và gọn nhẹ, những thứ khác có thể lấy từ nhà sau.
– Chuẩn bị phòng ốc sẵn sàng để đón mẹ con bạn trở về từ bệnh viện