Dinh dưỡng mang thai trong từng giai đoạn
Nếu phụ nữ đang mang thai mà bị suy dinh dưỡng thì không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ, mà còn ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và phát triển của thai nhi, vì giữa người mẹ và thai nhi có mối liên kết hữu cơ với nhau thật chặt chẽ.
Thời gian đầu trứng đã thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung có nguồn năng lượng dự trữ đủ phát triển mà không cần đến nguồn dinh dưỡng ở người mẹ. Đến thời kỳ bánh rau đã phát triển, các rễ rau xuyên sâu vào trong thành tử cung để nhận nguồn dinh dưỡng từ máu của người mẹ giúp cho thai nhi phát triển, nên lúc này nguồn dinh dưỡng để thai nhi phát triển là hoàn toàn dựa vào nguồn dinh dưỡng từ máu của mẹ và được lọc qua hệ thống lọc máu là bánh rau rồi chuyển sang con qua động mạch rốn. Bởi vậy vào giai đoạn này mối liên quan dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi là rất chặt chẽ.. Do vậy việc bồi bổ hợp lý cho người mẹ cho người mẹ ở thời kỳ mang thai là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Tuy nhiên việc bồi bổ cũng phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thai nhi thì mới đạt hiệu quả cao.
Ở thời kỳ đầu mang thai (giai đoạn 3 tháng đầu):
Thai nhi phát triển tương đối chậm, do vậy lượng nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng chỉ cần đáp ứng giống như trước khi mang thai. Nghĩa là đủ dinh dưỡng hợp lý cung cấp cho người mẹ cả về đạm, đường, mỡ và các yếu tố vi lượng như khoáng chất và các vitamin (như Elevit, Blackmores Pregnancy)
Ở thời kỳ giữa mang thai (được 4-7 tháng):
Giai đoạn này thai nhi phát triển mạnh. Do đó đòi hỏi lượng nhu cầu về các loại chất dinh dưỡng tăng lên rất cao. Nếu như không đáp ứng lượng dinh dưỡng cần thiết sẽ xuất hiện trên người phụ nữ mang thai nhiều hiện tượng khó chịu như thiếu máu, chuột rút… Bởi vậy trong thời kỳ này người mẹ cần ăn nhiều các thức ăn giàu dinh dưỡng như trứng, thịt nạc, cá, đậu, sữa, rau xanh ra trái cây để tăng cường đạm, đường, các khoáng chất đặc biệt là canxi, sắt, kẽm, iốt, acid folic, sêlen…, các vitamin đặc biệt là nhóm B, vitamin C, A, D, E… ăn ít mỡ, nhưng lại cần ăn cá nhiều để dễ hấp thu canxi và mỡ loại omêga 3. Nếu không cung cấp đầy đủ canxi thai nhi khó phát triển bình thường người mẹ mang thai còn dễ bị tăng huyết áp ở giai đoạn cuối, xuất hiện phù, tiểu có albumin, thậm chí chức năng tim gan thận bị tổn hại hoặc co giật nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Do vậy khi mang thai ở tuần thứ 15, bắt đầu cho uống mỗi ngày 2g canxi thì huyết áp luôn giữ được ở mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ. Nếu như mỗi ngày chỉ dùng 1g thì sau tuần lễ thứ 24 sẽ không khác gì là chưa được bổ sung canxi và vẫn làm huyết áp tăng dần gây bệnh tăng huyết áp thi kỳ. Vì trong giai đoạn này do cần đủ canxi để phát triển xương của thai nhi nên cuống rốn đã tiết ra một lượng lớn estrogen để ngăn trở việc tái hấp thu canxi của xương trong cơ thể mẹ.
Để đề phòng táo bón ở người mẹ cần ăn nhiều các loại rau có chứa chất xơ và pectin như rau cần, rau hẹ, lê hoặc mật ong… không nên hoặc ăn ít các loại rau quả không có lợi cho phụ nữ ở thời kỳ mang thai như rau chân vịt, nhãn, sơn tra, gan động vật… hay các loại gây kích thích ảnh hưởng đến tim mạch, nhịp thở và giấc ngủ, thần kinh như ớt, trà đặc, cà phê, cocacola, thuốc lá…
Việc bổ sung các loại vitamin bà bầu như Elevit, Blackmores Pregnancy là rất cần thiết trong giai đoạn này.
Thời kỳ cuối mang thai (được 8-9 tháng):
Thai nhi phát triển nhanh hơn, song lượng dinh dưỡng cần được tích trữ trong thai nhi cũng cao nhất ở giai đoạn này. Vì vậy nhu cầu về chất dinh dưỡng trong từng bữa cơm cũng rất cao, nên người mẹ phải ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng các loại để bảo đảm nhu cầu phát triển nhanh chóng của thai nhi. Nghĩa là cần phối hợp một cách hợp lý các loại thức ăn như lương thực, đậu các loại, các chế phẩm từ đậu, chế phẩm từ sữa như sữa chua…, thức ăn từ động vật như tôm, cua, thịt nạc các loại rau xanh, trái cây… cố gắng làm cho bữa ăn đa dạng, nhưng vẫn cần hạn chế chất béo động vật có cấu tạo phân tử là liên kết no (liên kết đơn) để ngăn ngừa các chứng bệnh khác cho cả mẹ và thai nhi.
Cụ thể cần lưu ý đến các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe như đậu các loại (đậu phộng, hạt bồ đào, quả hạnh nhân), cà chua và những sản phẩm làm từ cà chua, các loại quả chín như quất, mâm xôi, vì trong các loại quả này có chứa nhiều sắt và acid ellagic (một chất tạo màu cho quả) có tác dụng ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch, ngoài ra còn cung cấp chất xơ và nhiều vitamin C.
Tốt nhất là xây dựng một thực đơn, đó là một bữa ăn cần đầy đủ chất phải hội tụ 3 nguyên tắc:
– Thức ăn phải có đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin và muối khoáng, chất xơ.
– Cần đủ nước cho cơ thể để chuyển hóa các chất thông qua các phản ứng sinh hóa trong cơ thể, giải phóng năng lượng, thực hiện quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể, đào thải các cặn bã, chất độc trong cơ thể qua đường niệu, mồ hôi, hơi thở…, điều hòa thân nhiệt, tuần hoàn huyết dịch… Vì vậy nước chiếm hầu hết trong cơ thể và các tế bào kể cả tế bào xương, thần kinh…
– Thực phẩm phải an toàn: Thịt, cá, hải sản, trái cây phải tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn như sữa chua, xúc xích, ruốc bông bảo đảm không có hóa chất, biến đổi gen… Các loại rau quả khi chế biến không làm nhàu nát để khi rửa không làm mất các vitamin tan trong nước như nhóm B, C, PP, acid folic… Thay đổi thực đơn thích hợp để vừa đủ chất lại ngon miệng, kích thích ăn uống.