Giải thích thành phần các vitamin & khoáng chất trong thuốc Elevit

Thuốc Elevit được điều chế dựa trên một công thức đã được kiểm chứng lâm sàng có tác dụng giảm 92% rủi ro các bệnh liên quan đến ống thần kinh như tật nứt đốt sống cho bà bầu & thai nhi. Thuốc Elevit cũng giúp bà bầu ngăn ngừa thiếu chất sắt hữu hiệu và hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện bộ não thai nhi. Thành phần và hàm lượng các chất trong thuốc Elevit đều cao hơn hầu hết các loại cùng chức năng. Vậy công dụng của các chất này như thế nào?

 

Thành phần các vitamin & khoáng chất trong thuốc Elevit:

 

IngredientQuantity
 Folic Acid800 mcg
 Iron60 mg (*)
 Iodine220 mcg
 Thiamine (B1)1.4 mg
 Riboflavin (B2)1.4 mg
 Nicotinamide18 mg
 Calcium pantothenate

(Pantothenic Acid) (B5)

6 mg
 Pyridoxine (B6)1.9 mg
 Cyanocobalamin (B12)2.6 mcg
 Biotin30 mcg
 Ascorbic acid (C)85 mg
 Cholecalciferol (D) (200IU)5 mcg
 dl-alpha tocopheryl acetate (E)18.7 mg
 Calcium125 mg
 Zinc11 mg
 Selenium50 mcg
 Magnesium100 mg
 Copper1 mg
 Manganese1.9 mg

(*) Elevit contains 183 mg ferrous fumarate which corresponds to 60 mg elemental iron.

 

1/ Acid Folic: Thực chất, Acid Folic là một vitamin nhóm B. Chất này cần thiết cho sự phân chia tế bào và hình thành tế bào máu. Chính vì vậy, Acid Folic trở thành một chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể và đặc biệt là với bà bầu. Nếu thiếu Acid Folic trong khi mang thai, nguy cơ sảy thai cao hơn, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và điều quan trọng nhất là em bé có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh (nứt đốt sống, não úng thủy, thai vô sọ)

2/ Iron (chất sắt): Sắt tham gia vào quá trình hình thành hemoglobin, một loại protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển ô-xy đến các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, sắt cũng tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hê miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt không chỉ gây cảm giác mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu mà còn là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh…

 

3/ Calcium (Canxi): Cũng như sắt, Canxi là chất quan trọng thứ 2 mà bà bầu nào cũng phải bổ sung. Vì canxi là “vật liệu” chính xây dựng nên hệ thống xương và răng của thai nhi. Nếu không đủ lượng canxi cần thiết, em bé sẽ “rút” canxi từ mẹ để phục vụ cho nhu cầu phát triển của mình. Đây cũng là nguyên nhân những bà bầu không bổ sung đủ canxi trong thai kỳ thường có nguy cơ loãng xương và mắc các bệnh răng miệng cao hơn. Thiếu Canxi (vitamin D) trong khi mang thai có thể làm bé chậm phát triển và dị dạng xương. Nó cũng làm ảnh hưởng đến cân nặng sau khi sinh của các bé.

 

4/  Iodine (I-ốt): đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển cơ thể con người. Nó giúp tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa… duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. Khi mang thai, nhu cầu i-ốt của cơ thể sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu hormon tuyến giáp cho mẹ và sự phát triển của bé. Nếu thiếu i-ốt trong giai đoạn này, thai phụ rất dễ gặp phải các nguy cơ như sảy thai, thai chết lưu, sinh non, ảnh hưởng tới sự phát triển bào thai, nhất là bộ não của trẻ.

5/ Vitamin B1 (thiamine): giúp mẹ và thai nhi chuyển hóa carbohydrates thành năng lượng. Chất này cần thiết cho sự phát triển bộ não thai nhi, cũng như hình thành hệ thần kinh, cơ và tim thai.

6/ Vitamin B2 (riboflavin): giúp thúc đẩy chiều cao, thị giác, đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển xương, cơ và hệ thần kinh của thai nhi.

 

7/ Vitamin B3 (Vitamin PP): còn được gọi là niacin (acid nicotinic). Niacin có tác dụng xúc tiến quá trình trao đổi chất trong tế bào, duy trì tính đàn hồi của huyết quản, tǎng cường chức nǎng vi tuần hoàn của máu, phòng trị bệnh sạm da, da khô và viêm khoang miệng.

 

8/ Vitamin B5: còn được gọi là acid pantothenic, giúp cơ thể chuyển đổi carbohydrates thành glucose nhằm sản xuất năng lượng. Vitamin nhóm B cần thiết cho làn da khỏe mạnh, hệ thần kinh, tóc, mắt và gan của bé phát triển tốt.

9/ Vitamin B6: là loại vitamin tan trong nước. Tuy vậy, khác với các loại vitamin khác, vitamin B6 được cơ thể tích trữ trong các mô cơ, cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể (protein và chất béo) diễn ra tốt hơn, kích thích quá trình tạo ra tế bào mới và hồng cầu mới, chống lại bệnh thiếu máu. Vitamin B6 cũng giúp cơ thể tạo ra bạch cầu (để bổ sung cho hệ miễn dịch của cơ thể). Vitamin B6 được coi là có ảnh hưởng tới quá trình nhận thức của não.

 

10/ Vitamin B12: là một vitamin hòa tan trong nước. Thông thường, các vitamin tan trong nước cơ thể sẽ không giữ lại được, nhưng vitamin B12 là đặc biệt, bởi vì loại vitamin này có thể lưu lại trong gan nhiều năm. Những nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu vitamin B12 có thể là nguy cơ của dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

 

11/ Vitamin C: hay còn gọi là axit ascorbic, là “thành viên” không thể thiếu trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương của cơ thể. Đối với phụ nữ mang thai, những người có hệ miễn dịch bị suy yếu, vitamin C giúp xây dựng “bức tường” bảo vệ cơ thể chống sự tấn công của các loại vi khuẩn. Ngoài ra, vitamin C còn giúp mẹ bầu hấp thụ hiệu quả canxi và sắt trong thực phẩm.

 

12/ Vitamin E: có thể thúc đẩy thùy não trước kích thích nội tiết, thúc đẩy tế bào trứng sinh trưởng phát triển. Mấy năm gần đây, cùng với việc đi sâu nghiên cứu tác dụng chống ôxy hóa, chống gốc tự do của tocopherol, tác dụng của vitamin E đối với phụ nữ đang mang bầu rất được coi trọng.

 

13/ Vitamin H (Biotin, Vitamin B7) cũng là một vitamin tan trong nước. Nó liên quan đến việc sản xuất của một số enzyme quan trọng mà cơ thể cần để hoạt động lành mạnh và bình thường.

 

14/ Đồng: là khoáng chất được tìm thấy trong tất cả các mô thực vật và động vật, quan trọng cho sự hình thành tế bào hồng cầu. Trong thai kỳ, đồng hỗ trợ sự hình thành trái tim, các mạch máu, hệ xương và thần kinh của bé.

15/ Kẽm: Cơ thể cần kẽm để sản xuất, sửa chữa và thực hiện chức năng của DNA – sơ đồ gen di truyền của cơ thể và là khối cơ bản tạo thành tế bào. Bổ sung đủ kẽm là đặc biệt quan trọng cho nhu cầu phát triển tế bào trong thai kỳ. Loại khoáng thiết yếu này cũng giúp hỗ trợ cho hệ miễn dịch cho mẹ, bảo vệ vị giác và khứu giác, và chữa lành vết thương. Thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến sảy thai, nhiễm độc thai nghén, trẻ sơ sinh nhẹ cân và các vấn đề khác trong khi mang thai, chuyển dạ và sinh nở.

16/ Magnesium (Ma-giê): Khi mang thai, ma-giê giúp xây dựng và sửa chữa mô cơ thể của bà bầu. Thiếu hụt ma-giê nghiêm trọng trong thai kỳ có thể dẫn đến tiền sản giật, thai phát triển èo uột và thậm chí dẫn đến tử vong sơ sinh.

Ma-giê và can-xi là bộ đôi khoáng chất hoạt động trái ngược và cân bằng lẫn nhau, trong khi canxi kích thích cơ bắp co thắt thì ma-giê giúp thư giãn cơ bắp. Các nghiên cứu cho thấy tiêu thụ ma-giê ở mức độ phù hợp khi mang thai sẽ giúp hạn chế các cơn gò sớm.

17/ Manganese (Man-gan): là một trong các khoáng chất góp phần trong việc tạo xương và sụn.