Trong tuần đầu tiên sau khi sinh con, do sự thay đổi nội tiết tố bất ngờ diễn ra trong cơ thể sau khi sinh con, cộng với những vui buồn khi vừa sinh em bé, làm người mẹ thay đổi tâm trạng và cảm xúc một cách bất thường gọi là “Hội chứng Baby Blues”. Nghiêm trọng nhất của hội chứng này là trầm cảm sau sinh. Những thay đổi nội tiết tố có thể tạo ra thay đổi hóa học trong não dẫn đến trầm cảm cùng với rối loạn giấc ngủ, sự thay đổi và sự gián đoạn của những “thói quen” trước khi sinh.
Các triệu chứng của “Hội chứng Baby Blues”:
– Cảm thấy tình cảm, cảm xúc thay đổi thất thường.
– Bật khóc không có lý do rõ ràng.
– Cảm thấy khó chịu hoặc rất nhạy cảm.
– Cảm thấy chán nản hoặc lo lắng.
Hội chứng “Baby Blues” xảy ra với những ai?
Khoảng 70-80% của tất cả các bà mẹ mới sinh đều mắc phải hội chứng này, họ đều phải trải nghiệm một số cảm xúc tiêu cực hay thay đổi tâm trạng sau khi sinh đứa con của họ.
Khi nào hội chứng “Baby Blues” xảy ra?
Thông thường các triệu chứng “baby blues” sẽ xuất hiện mạnh trong vòng bốn đến năm ngày sau khi sinh em bé. Tuy tùy thuộc vào thời điểm ra đời của em bé nhưng một số trường hợp cũng có triệu chứng xuất hiện sớm hơn.
Làm thế nào tự chăm sóc bản thân khi bị hội chứng “Baby Blues”?
Chăm sóc mẹ là cách tốt nhất để giảm các triệu chứng của “baby blues”. Có nhiều cách khác nhau mà bạn có thể chăm sóc bản thân nếu bạn đang có “baby blues”.
– Nói chuyện với một ai đó mà bạn tin tưởng về các cảm xúc bạn đang cảm thấy.
– Duy trì một chế độ ăn uống cân tốt.
– Chuẩn bị sẵn những tạp chí, sách báo, truyện vui để đọc lúc cảm thấy cảm xúc bất thường.
– Hãy ra ngoài để thưởng thức không khí trong lành và cuộc sống bên ngoài ranh giới của việc chăm con, cho con bú, thay tã,… Đôi khi chỉ cần một cái nhìn khác nhau cho một vài phút có thể làm cho một sự khác biệt rất lớn.
– Nhờ ông xã phụ bớt các công việc chăm con.
– Đừng mong đợi sự hoàn hảo trong những tuần đầu tiên. Hãy cho mình thời gian để chữa lành các vết thương sau khi sinh, thời gian để điều chỉnh lại các thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ.
Điều quan trọng là hãy nhớ rằng bạn không đơn độc trong cảm xúc của bạn. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn mười bốn ngày nó có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như trầm cảm sau sinh. Hãy hẹn gặp chuyên gia tư vấn về vấn đề này và không ngần ngại tâm sự những gì bạn đang gặp khó khăn trong cảm xúc.
Người thân có thể giúp gì?
Những người thân thiết (bạn bè hay các thành viên trong gia đình) có thể quan tâm, để ý hơn đến người mẹ sau khi sinh:
– Luôn lắng nghe và quan sát. Cô ấy mệt mỏi, cô ấy lo âu, không tin tưởng vào bản thân và những hành vi chưa bao giờ xuất hiện ở cô ấy trước đó… Hãy khích lệ sản phụ khóc nếu cô ấy muốn. Nói với sản phụ rằng cô là một người mẹ tuyệt vời và rằng bạn tin cô ấy làm mọi việc rất tốt.
– Giúp đỡ sản phụ việc nhà và hạn chế tối đa khách tới thăm.
– Gửi tin nhắn cho sản phụ, nói với cô ấy rằng không cần phải gửi lại lời cảm ơn.
– Nấu ăn cho sản phụ. Giúp sản phụ cùng vượt qua những phút đấu tranh với bản thân.
– Hãy để sản phụ được nghỉ ngơi ở mức nhiều nhất có thể.
Trên tất cả, hãy để sản phụ biết rằng bạn luôn ở bên cạnh cô ấy và sẽ không thể có chuyện gì xảy ra. Giúp sản phụ cảm nhận rằng cô ấy thật tuyệt vời. Hướng dẫn cô ấy cách chăm sóc bản thân.
Hãy thật tự nhiên hơn cả sự tự nhiên là tất cả những gì người thân có thể làm