Những biện pháp giảm đau nhức khi mang thai

Khi mang thai, ngoài ốm nghén, mệt mỏi thì những cơn đau ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể cũng có thể thường xuyên quấy rầy các mẹ. Dưới đây là những chứng đau phổ biến nhất, Elevit – Sieuthivitamin xin chia sẻ với các mẹ cách giảm đau để thai kỳ trôi qua nhẹ nhàng nhé.

 

1. Đau lưng

Đau lưng thường xuất hiện từ tháng thứ 3-4 của thai kỳ, và đau nhất là ở những tháng cuối khi thai đã lớn. Tuy nhiên nếu kiên trì áp dụng hàng ngày những mẹo sau các mẹ sẽ thấy cơn đau giảm, thậm chí mất hẳn đấy:

+ Giữ tư thế đúng:

Tư thế khi đứng: Vì bụng to nên nhiều chị em theo quán tính hay ngả người hoặc gập người khiến các cơ lưng bị căng gây đau. Tư thế đúng là đứng thẳng người (sao cho khi đứng sát tường thì đầu, vai và mông chạm tường)  giúp các cơ kéo dài và căng ra một cách tự nhiên giảm đau nhức. Không nên đi, đứng bằng giày cao gót lâu.

Tư thế khi ngồi: Cũng thẳng lưng như khi đứng, tốt nhất bạn nên ngồi trên ghế có chỗ tựa lưng, hoặc dùng một gối trợ lưng (được thiết kế đặc biệt vừa với phần lưng dưới) nếu phải ngồi lâu trên ghế nhé.

 

Tu-The-Dung-Ba-Bau

 

Tư thế khi nằm: Bụng càng to thì các bà bầu càng khổ sở khi nằm vì rất khó xoay người. Bạn có thể đặt một chiếc gối giữa hai chân để giảm áp lực cho phần chậu và lưng, gấp khăn thành chiếc gối nhỏ đặt dưới bụng để ngăn bạn lật úp khi ngủ. Khi mang thai thì tốt nhất là nằm nghiêng bên trái, nhưng nếu cảm thấy quá mỏi thì xoay người một chút cũng không ảnh hưởng đến bé đâu bạn nhé

 

+ Tập yoga bầu

Một số tư thế yoga thực sự giúp giảm đau hiệu quả nếu bạn tập luyện thườn xuyên như tư thế con mèo, đứa trẻ, bươm bướm…

 

Ba-Bau-Tap-Yoga

 

+ Ngâm mình trong nước

Khi cơn đau làm bạn quá khó chịu, thử ngâm mình trong bồn tắm một lát hoặc đi bơi để nước nâng đỡ cơ thể và xoa dịu các dây thần kinh. Bạn cũng có thể nằm lên một túi nước chườm nóng hoặc nệm nước.

 

+ Dùng đai hỗ trợ

Nếu công việc đòi hỏi đứng và ngồi nhiều thì một chiếc đai dày đeo quanh hông và dưới bụng giúp nâng đỡ các cơ bụng và lưng sẽ là vật không thể thiếu giúp bạn tránh khỏi cơn đau.

 

Dai-Ho-Tro-Ba-Bau

 

 

 

2. Đau xương chậu

Ngoài đau lưng rất phổ biến thì cơn đau xương chậu có lẽ bà bầu nào cũng từng trải qua,nhất là vào các tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi đã rất lớn gây áp lực lên vùng chậu. Cơn đau có thể sẽ rất dai dẳng, lan đến cả đầu gối, cổ chân và mắt cá chân. Khi co một chân, vặn người, lên xuống cầu thang hay ra khỏi giường sau khi ngủ có thể cảm thấy đau buốt. Thông thường cơn đau sẽ tệ hơn khi ngủ trong tư thế nằm ngửa.

Để giảm những cơn đau, bà bầu có thể áp dụng một số lưu ý khi vận động: ép hai gối vào  nhau để cố định khớp xương chậu sẽ giúp giảm đau hơn là mở rộng hai đầu gối. Khi bước đi, bạn cũng nhớ nguyên tắc này và áp dụng bước đi con mèo (catwalk), cố gắng đi trên một đường thẳng. Tránh một số tư thế và vận động như vắt chéo chân, đứng một chân, đạp xe đạp vì việc mở rộng các khớp xương không vững chắc sẽ làm tình trạng đau của bạn tệ hơn. Để giảm đau nhanh, có thể chườm nóng-lạnh, ngâm nước, massage, châm cứu. Nếu tình trạng đau trở nên không chịu đựng nổi, bạn có thể dùng đến dây đai cố định và nhờ nhân viên vật lý trị liệu đo đạc, nới rộng thường xuyên khi vòng bụng to hơn.

 

3. Đau đầu

Một số mẹ bị đau nửa đầu khi mang thai. Có nhiều nguyên nhân: do thay đổi hormone, do trọng lượng thai lớn làm giảm tuần hoàn máu lên não, do stress, thiếu ngủ, hạ đường huyết, ăn uống không đầy đủ…Nghỉ ngơi là chìa khóa quan trọng nhất giúp giảm đau đầu. Các mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi thư giãn thật nhiều, tranh thủ ngủ khi có thể. Trong giấc ngủ, cơ thể sẽ được nghỉ ngơi và có sự điều chỉnh để sau một giấc ngủ ngon bạn sẽ thấy đầu óc nhẹ nhõm hơn. Để có một giấc ngủ tốt, trước khi đi ngủ bà bầu có thể masage vùng đầu, cổ, trán, dùng khăn nóng đắp lên các vùng này. Phòng ngủ nên tối và yên tĩnh (vì vậy bạn cần thỏa thuận trước với người nhà, đảm bảo mọi người tôn trọng giấc ngủ của bạn). Ban ngày nên ăn uống đầy đủ sao cho khi đi ngủ thì bụng bạn không quá đói, cũng không quá no.

 

Nhuc-Dau-Khi-Mang-Thai

 

 

Phải rất thận trọng khi điều trị đau đầu bằng thuốc giảm đau hoặc an thần, kể cả thuốc có thành phần thảo mộc. Khi cơn đau đầu ngày một nặng hơn và không giảm đau được, bạn nên đến gặp bác sĩ để phòng ngừa một số vấn đề nghiêm trọng hơn như tiền sản giật nhé.

 

4. Đau ngực

Các hooc-môn thay đổi trong thai kỳ sẽ làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi các mô ngực làm ngực bạn trông to ra, đau cứng, và thường rất nhạy cảm khi chạm vào, thường bắt đầu từ tuần thứ 8 trở đi. Cảm giác có thể giống đau ngực trước kỳ kinh nguyệt, hoặc khó chịu hơn một chút.

Hai điều quan trọng nhất cần nhớ để làm giảm đau ngực là:

+ Hạn chế ăn chất béo: Nguyên nhân chủ yếu gây đau lớn là oestrogen, mà chất béo sẽ kích thích sản xuất thêm hormon này. Bữa ăn của bạn nên có nhiều rau củ quả , ít chất béo. Ngoài ra, bạn cũng cần ăn nhạt hơn một chút vì chất muối sẽ làm tình trạng phù nề nghiêm trọng hơn.

+ Chọn áo ngực phù hợp: Thông thường ngực sẽ tăng kích thước khi mang thai nên những chiếc áo ngực hiện tại của bạn sẽ không còn phù hợp nữa. Hãy đầu tư mua một số áo ngực mới, có chức năng nâng đỡ nhưng cũng đừng quá gò bó, tốt nhất là nên rộng rãi một chút để bầu ngực dễ phát triển. Bạn có thể tham khảo một số loại áo ngực chuyên dụng cho bà bầu.

 

Ao-Nguc-Cho-Ba-Bau

 

 

Ngoài ra, khi ngực căng quá gây đau, bà bầu có thể giảm đau tức thì bằng phương pháp lạnh-nóng: Bạn dùng túi nước đá đắp lên chỗ đau qua một lớp khăn lông chừng năm phút, rồi dùng một chiếc khăn khác nhúng nước nóng vắt khô đắp lên tiếp trong năm phút, tuần tự như vậy đến khi thấy cơn đau giảm. Phương pháp này còn có thể áp dụng cho đau lưng, sưng mắt và các vết bầm.