Tất tật những điều cơ bản về tiêm vắc xin trước & trong thai kỳ

Khám thai, xét nghiệm, siêu âm…thì các mẹ nhiều tháng chắc đã “thuần thục” rồi, nhưng còn “món” tiêm phòng thì hẳn nhiều mẹ còn hoang mang lắm. Elevit chia sẻ với các mẹ những điều cơ bản cần biết về tiêm phòng trong thai kỳ để mẹ nào chưa biết tham khảo nhé:

 

1. Đầu tiên, bản chất của tiêm phòng vắc xin là gì?

Vắc-xin có thể là các loại virus, vi khuẩn sống nhưng đã bị giảm độc lực hay cũng có thể là những vi sinh vật bị bất hoạt được đưa vào cơ thể. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra một cuộc tấn công các loại virus này nhằm kích thích cơ thể sản sinh ra các loại kháng thể. Các kháng thể sẽ duy trì hoạt động trong cơ thể, sẵn sàng chống lại các loại virus, vi khuẩn được tiêm trong vắc xin.

2. Vì sao cần phải tiêm vắc xin:

Để phòng ngừa bệnh tật, tiêm ngừa là phương pháp được sử dụng khá rộng rãi hiện nay, đặc biệt là đối với trẻ em. Ngoài ra, muốn trẻ sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng và khả năng miễn dịch cao thì việc phòng ngừa ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ là điều nên làm. Vậy nên theo các chuyên gia y tế tiêm phòng cho phụ nữ mang thai là cần thiết.

3. Sách chuẩn quốc gia ở nước ta quy định về tiêm phòng uốn ván cho thai phụ như sau:

– Thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì hẹn tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước sinh ít nhất 15 ngày. Nếu thai phụ đến đăng ký sớm thì tiêm mũi đầu vào tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng.

– Thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

– Thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

– Thai phụ đã được tiêm phòng 3-4 mũi uốn ván từ trước, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

-Thai phụ đã được tiêm 5 mũi uốn ván. Không cần tiêâm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì nên tiêm nhắc lại.

4. Cho đến nay, khoa học đã xếp các vacxin đối với người có thai thành ba nhóm:

– Nhóm 1: bao gồm những vacxin hoàn toàn vô hại đối với thai, có thể tiêm trước hoặc trong khi có thai. Đó là các vacxin phòng uốn ván, viêm gan siêu vi B, vacxin phòng cúm bào chế từ những virut đã bất hoạt

Uốn ván : Nếu tiêm trước khi có thai đã lâu thì cần tiêm 1 mũi nhắc lại trong khi mang thai (khoảng tuần thứ 4, 5). Nếu chưa tiêm trước đó thì tiêm mũi đầu từ tuần 22 trở đi, mũi 2 tiêm nhắc lại cách 1 tháng. Để phòng sinh non, bạn nên tiêm mũi 1 muộn nhất là tuần 26, mũi 2 vào tuần 30.

Cúm : Nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm (từ tháng 10 cho đến hết tháng 2 của năm sau). Khi mắc cúm sẽ khiến bà bầu mệt mỏi và để lại tác động lớn đến thai nhi.

Viêm gan siêu vi B: Những thai phụ có nguy cơ cao về bệnh này và đã xét nghiệm ra kết quả âm tính có thể tiêm ngừa vắc-xin này. Bạn sẽ cần 3 liều tiêm ngừa để tạo miễn dịch cho bệnh. Các liều thứ 2 và 3 được tiêm vào tháng thứ nhất và tháng thứ sáu sau liều thứ nhất. Vắc-xin được sử dụng để bảo vệ bà mẹ và bé chống lại bệnh cả trước và sau khi sinh.

– Nhóm 2: là những vacxin có thể tiêm chủng trong một số hoàn cảnh như vacxin phòng bệnh tả (khi có dịch ở khu vực người mẹ sống), vacxin phòng bệnh dại (khi bà mẹ bị chó dại cắn hoặc chó nghi ngờ bị dại cắn), vacxin chống bệnh sốt vàng.

– Nhóm 3: là các vacxin không được dùng cho các bà mẹ đang có thai, phải tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng, bao gồm vacxin chống bệnh Rubella, thương hàn, sởi, quai bị và lao.

5. Một số địa chỉ tiêm phòng cho mẹ bầu

Tại Hà Nội: 

– Trung tâm Y tế dự phòng

50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263

70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268

Đường Nguyễn Viết Xuân (Hà Đông)

– Phòng tiêm chủng quốc tế

Địa chỉ: số 3 Ông Bích Khiêm. ĐT: 04. 3733.9803

– Trung tâm tiêm phòng

Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512

– Phòng tiêm chủng SAFPO

Địa chỉ: 135 Lò Đúc. ĐT: 04. 39727071

– Bệnh viện Việt Pháp: các mẹ mua thẻ Baby care bao gồm khám định kỳ và lịch tiêm chủng cho con từ sơ sinh đên 2 tuổi.

– Các trạm y tế tại các phường trên địa bàn Hà Nội (lịch cụ thể tùy theo phường)

Tại TP Hồ Chí Minh: 

– Bệnh viện Đại học Y Dược

Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.

– Viện Pasteur

Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3. ĐT: 08. 38230352

– Bệnh viện Từ Dũ

Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh    ĐT: 08. 38391229

 

– Hoặc các mẹ có thể đến Bệnh viện trung tâm của quận, huyện để tiêm ngừa.

Chúc các mẹ nhà mình một thai kỳ khỏe mạnh, không lo ốm đau nhé! Elevit – SieuthiVitamin.vn